PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS HIỆP LỰC
Video hướng dẫn Đăng nhập

CHUYÊN ĐỀ

 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỐI VỚI CÁC TIẾT DẠY CHƯƠNG TỨ GIÁC HÌNH HỌC 8

Phần 1 : Mở đầu

  1. Lí do chọn đề tài 

            Năm học 2016 – 2017, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Năm học 2016 – 2017 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD). Đây một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học cho thấy, sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao động của học trò. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi) mà còn về khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

           Trước đây, dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, một số GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Gần đây, sau một số đợt tập huấn của Dự án THCS II, nhiều GV đã áp dụng thành công dạy học với việc thiết kế BĐTD tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các sinh hoạt ở tổ chuyên môn cũng như hoạt động dạy học của nhà trường.

         Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy vào môn toán, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học toán, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn toán, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn toán.

         - Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.

         Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

1. 2. Mục đích nghiên cứu

- Việc hệ thống các kiến thức trong một bài học, trong một chương của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em chưa biết cách liên kết giữa các kiến thức của bài học trước với bài học sau dẫn đến việc ôn lại kiến thức cũ của các em còn khó khăn, các em ngại học toán đặc biệt là phần hình học. Chính vì vậy mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là giúp cho các em học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì một cách khoa học, sáng tạo nhằm tạo cho các em hứng thú, say mê trong khi học toán.

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

   Tìm hiểu thực trạng dạy học trong môn toán đặc biệt là trong phần hình học ở trường THCS Vĩnh Hòa, Hiệp Lực, Thị Trấn nói riêng và cấp THCS nói chung từ đó thống nhất cách dạy học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong khi học chương Tứ giác hình học 8 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

1. 4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu, đưa ra các giải pháp và tiến hành giảng dạy thí điểm, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Tổng kết kinh nghiệm thực tiến, rút kinh nghiệm qua các tiết dạy của bản thân, đồng nghiệp, trao đổi ý kiến trong tổ chuyên môn, nhà trường và các trường THCS.

1.5. Phạm vi áp dụng

- Áp dụng rộng rãi cho bộ môn Toán trong trường THCS Vĩnh Hòa, Hiệp Lực, Thị Trấn.

Phần 2: Nội dung

2. 1. Cơ sở lí luận

2.1.1. Vai trò của bản đồ tư duy

- Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.

- Bản đồ tư duy giúp học sinh hình thành, rèn luyện củng cố kiến thức.

- Bản đồ tư duy là phương tiện hữu hiệu để rèn luyện, phát triển tư duy học sinh

- Bản đồ tư duy là phương tiện hữu hiệu để tích cực hóa hoạt động học của học sinh ở mọi cấp học, góp phần to lớn trong việc dạy học tích cực.

2.1.2. Các tiết học có thể sử dụng bản đồ tư duy

     Bản đồ tư duy có thể sử dụng trong các tiết học sau:

+ Tiết dạy bài mới.

+ Tiết luyện tập.

+ Tiết ôn tập chương, ôn tập học kì.

2.2. Cơ sở thực tiễn

       Trong thực tế giảng dạy, phần lớn học sinh có trình độ tiếp thu kiến thức về môn hình học còn chậm, đặc biệt là việc hệ thống các kiến thức cơ bản còn yếu. Mặt khác giáo viên trong quá trình dạy còn chưa chú trọng đến việc giúp học sinh tự hệ thống lại kiến thức.

         Trình độ nhận thức của học sinh trong từng lớp không đồng đều, nhiều em học yếu nên dẫn đến các em ngại học hình. Các em chưa biết móc xích các kiến thức với nhau một cách hệ thống, khoa học.

       Qua đây chúng tôi nghĩ chuyên đề này rất thiết thực đối với học sinh khối lớp 8 nhằm giúp các em biết cách củng cố, hệ thống lại các kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương một cách khoa học, sáng tạo... Trên cơ sở đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập, dần dần lĩnh hội được nhiều kiến thức về hình học từ đó các em hứng thú hơn đối với phân môn hình học.

2.3. Thực trạng

2.3.1. Thuận lợi

- Đa số học sinh ngoan ngoãn, có cố gắng học tập, đều có sách giáo khoa để tiện theo dõi bài, có điều kiện làm bài  tập ở nhà.

- Giáo viên được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học, các phương tiện dạy học như sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học,...

- Được sự ủng hộ quan tâm về chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn trường cùng các thầy cô trong tổ Tự nhiên.

2.3.2. Khó khăn

- Học sinh chưa biết cách tự mình hệ thống lại các kiến thức đã học, việc này cũng  do giáo viên chưa mạnh dạn để học sinh tự thực hiện do áp lực về thời gian.

- Trong các tiết học toán, học sinh chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh. Các hệ thống kiến thức của bài, của chương phần lớn do giáo viên cung cấp cho học sinh.

- Học sinh nhớ bài chủ yếu bằng cách học thuộc, chưa tự tin phát biểu theo cách học, cách nghĩ của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh mau quên, dễ nhằm lẫn kiến thức giữa các bài học với nhau.

       Ở môn hình học, thực tế cho thấy, một số học sinh  học rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh  khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình.

         Vậy làm thế nào để các em học sinh nắm bắt kiến thức được dễ dàng thuận tiện hơn?

2.4. Các biện pháp thực hiện

- Để tiến hành lập BĐTD ta tiến hành:

       + Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.

       + Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.

        + Từ mỗi nhánh vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.

      Có nhiều cách ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy :

2.4.1. Các  bước dạy học nhóm với BĐTD:

  • Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
  • Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
  • Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
  • Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

2.4.2. Ứng dụng BĐTD trong dạy kiến thức mới.

  • Theo kinh nghiệm, nếu GV giới thiệu bài giảng bằng quá trình lập BĐTD và sau đó kết thúc bài học bằng chính BĐTD đó sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm ngay được ý chính của bài học, nhớ nhanh hơn và lâu hơn

+   Các hoạt động triển khai:

  • Hoạt động 1: GV đưa ra kiến thức trọng tâm của bài với vai trò là trung tâm của BĐTD
  • Hoạt động 2: Trong quá trình triển khai bài, hệ thống BĐTD dần hoàn thiện.
  • Hoạt động 3:  Kết thúc bài học, GV sử dụng chính BĐTD đã được thiết lập trong quá trình lên lớp để củng cố bài học.

2.4.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra miệng

  •  Giáo  viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ SĐTD thông qua câu hỏi gợi ý.
  • Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ SĐTD theo yêu cầu. Nêu bài học có nhiều kiến thức,giáo viên có thể yêu cầu 2 hoặc 3 học sinh vẽ SĐTD( mỗi em vẽ một số nhánh).

 2.5.  Một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD

Ví dụ 1: Cuối bài hình bình hành tôi hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy

 như sau :

Đầu tiên tôi chỉ đưa ra các nhánh chính, sau đó yêu cầu HS thảo luận, tự lên bảng vẽ và điền nội dung vào các nhánh phụ, cuối cùng là nhận xét thành quả của các em. Sau đó tôi chốt lại các vấn đề cho HS nắm, nhấn mạnh cho các em thể hiện được tính sáng tạo, không cần vẽ theo một khuôn mẫu nào cả. Vấn đề cốt yếu ở đây là các em phải thể hiện hết nội dung của định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết (bằng lời hoặc bằng hệ thức nhưng tốt nhất là nên thể hiện bằng hệ thức) sao cho đầy đủ, dễ nhớ theo cách riêng của mình.

Điều làm tôi rất vui là với cách hướng dẫn lập bảng đồ tư duy như thế đã đạt được kết quả tương đối. Kết quả làm tôi hài lòng ở đây không phải là điểm số, mà là các em đã tự tin thể hiện được tính sáng tạo của mình thông qua cách lập bản đồ tư duy. Một điều quan trọng là các em ghi nhớ tương đối tốt hơn, vì chính các em đã tham gia vẽ nên bản đồ tư duy này.

 

Ví dụ 2: Dạy học bài Hình chữ nhật

Đặc điểm của bài này là HS đã có biểu tượng về hình chữ nhật, biết một số tính chất về cạnh, góc của hình chữ nhật từ các lớp tiểu học, mặt khác hình chữ nhật lại rất gần gũi với các em trong cuộc sống. Hơn nữa, cấu trúc bài hình chữ nhật cũng tương tự với các bài hình thang cân, hình bình hành mà các em vừa học trước đó, các bài này đều có các đề mục như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. Vì vậy khi dạy học bài này nên tổ chức cho HS hoạt động nhóm lập BĐTD với tên chủ đề chính là hình vẽ một hình chữ nhật để HS thiết lập BĐTD, qua đó tự xây dựng kiến thức về hình chữ nhật, việc làm này sẽ phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao hiệu quả giờ học. Có thể tổ chức một số hoạt động sau đây:

Hoạt động 1: Lập BĐTD. Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý: tìm trong thực tế các hình có dạng hình chữ nhật, viết những tính chất về cạnh và góc mà em đã biết về hình chữ nhật, thử nêu định nghĩa, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật theo cách hiểu của em,…

Hoạt động 2: Báo cáo về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay. 

Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của hình chữ nhật. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD về hình chữ nhật, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.

Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức hình chữ nhật thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện. GV có thể giới thiệu BĐTD sau đây (vì BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức- nếu cần).

Khi HS đã thiết kế BĐTD và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ SGK theo cách trình bày thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình. 

 

 

 

 

 

 

 

Ví dụ 3:  Bản đồ tư duy thực hiện cuối bài hình thoi

 

 

 

 

Ví dụ 4:  Bản đồ tư duy thực hiện ở cuối bài hình vuông

 

 

Ví dụ 5: Sơ đồ tư duy hình tứ giác bất kỳ giúp hiểu rõ hơn các tính chất, dấu hiệu của một tứ giác bất kỳ.

 

 

Qua các ví dụ trên chúng ta vừa dùng lời để thể hiện, vừa dùng hình ảnh, hệ thức, để thể hiện lên bản đồ tư duy thông qua công nghệ thông tin, trong đó việc sử dụng màu sắc là không thể thiếu..Thực tế cho thấy việc dùng bản đồ tư duy rất thích hợp cho việc ôn tập lí thuyết của chương

Ví dụ 6: Bản đồ tư duy ôn tập chương I hình học 8 như  sau

 

 

 

 

 

 

 

 
 

Sử dụng bàn đồ tư duy  để làm bài tập trắc nghiệm

 

 

 

 

 

 
 

Sử dụng bàn đồ tư duy để làm bài tập 88 sgk –HH8

 

 

 

 

                                             Phần 3. Kết luận

3. 1. Kết luận chung

- Qua các ví dụ minh họa dạy học tích cực sử dụng bản đồ tư duy không chỉ được áp dụng đối với tiết dạy kiến thức mới, tiết luyện tập, ôn tập chương cho bộ môn Toán mà còn có thể áp dụng được cho các tiết học ở tất cả các bộ môn có kiến thức tổng hợp. BĐTD, giúp học sinh có trí tưởng tượng cao, nắm vững kiến thức một cách có hệ thống, đi từ khái quát đến cụ thể, chi tiết, có sự liên hệ mang tính logic, biện chứng, khoa học.

- Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả việc sử dụng BĐTD nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đạt hiệu quả thì có thể áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

giúp các em khám phá, tiếp thu, củng cố, hệ thống kiến thức cho hợp lí, vừa sức với học học sinh, tạo ra bầu không khí thoải mái, tránh sự gò bó áp đặt.

3.2. Bài học kinh nghiệm

3.2.1. Đối với giáo viên

- Để đạt được hiệu quả cao trong dạy học môn Toán, giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Muốn có được phương pháp tốt đòi hỏi người thầy phải thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức cho mình, đồng thời phải trang bị cho học sinh các sử dụng và vẽ bản đồ tư duy từ đó mới rèn luyện được những kĩ năng củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, sáng tạo.

- Khi sử dụng bản đồ tư duy giáo viên vùa dùng lời, hình vẽ, hệ thức để diễn đạt cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu. Từ đó học sinh tự mình có thể giải quyết các vấn đề đặt ra và mới biến mình thành người khám phá ra kiến thức.

- Lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh làm chủ thể trong hoạt động nhận thức. Trong khi dạy người thầy tận dụng hết kinh nghiệm của học sinh, tránh áp đặt cho học sinh. Muốn làm được như vậy người thầy phải tạo hứng thú cho các em bằng cách tổ chức học tập bằng các phương pháp phù hợp, kịp thời động viên hoặc khéo léo nhắc nhở học sinh trong các tình huống khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi để các em phát huy năng lực của mình.

3.2.2. Đối với học sinh

- Học sinh phải có thời gian tự học, trao đổi, tự hệ thống, củng cố các kiến thức.

- Học sinh phải nắm chắc lí thuyết, đặc biệt phải biết thâu tóm kiến thức.

3.3. Đề xuất kiến nghị

                Trên đây là một số kinh nghiệm về sử dụng bản đồ tư duy trong chương tứ giác hình học 8 mà nhóm toán trường THCS Vĩnh Hòa, Hiệp Lực , Thị Trấn muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp. Với thời gian nghiên cứu chưa nhiều cùng với kinh nghiệm tích lũy qua giảng dạy còn hạn chế và phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên việc thực hiện chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót. Kính mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, giúp cho phương pháp dạy học sử dụng bản đồ tư duy trong chương tứ giác hình học 8 ngày càng đạt chất lượng cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hôm nay, thư viện trường THCS Hiệp Lực trân trọng giới thiệu đến các em cuốn truyện tranh lịch sử : « Giem oat người phát minh máy hơi nước » do Nhà xuất bản giáo dục ấn hành năm 2009 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 39 phút - Ngày 6 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày nay, nhu cầu học và tra cứu Tiếng Anh ở nước ta ngày càng phổ biến, đa dạng và nhiều cấp độ. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 38 phút - Ngày 3 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Năm nay tròn 80 năm kết thúc trận chiến Stalingrad lịch sử tại thành phố cùng tên, nay là Volgograd. Các sử gia gọi trận đánh này là bước đầu tiên tiến tới thắng lợi của Liên Xô trong Chi ... Cập nhật lúc : 8 giờ 16 phút - Ngày 19 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Bác Hồ đã dành trọn cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Tấm gương phấn đấu hi sinh của Người đã để lại cho chúng ta lòng cảm pghục, kính trọng, l ... Cập nhật lúc : 9 giờ 34 phút - Ngày 7 tháng 6 năm 2023
Xem chi tiết
Nhân dân cả nước và nhân dân thế giới tiếc thương về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp_ Người Anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam, một vị tướng của nhân dân- trở về với đất mẹ. Để tưở ... Cập nhật lúc : 9 giờ 40 phút - Ngày 11 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Nền văn minh nhân loại qua nhiều giai đoạn phát triển đã in sừng sững bóng mình lên thế giới ngày nay bằng những thành tựu vĩ đại. Trong suốt tiến trình ấy, từng thời đại đã xản sinh ra nhữn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 57 phút - Ngày 2 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Bác Hồ- vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta, Người bôn ba khắp 5 châu 4 biển tìm đường cứu nước về giúp dân giúp nước giành lại quyền dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là một n ... Cập nhật lúc : 7 giờ 33 phút - Ngày 7 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Hướng dẫn số 127-HD/BTGTU ngày 30/01/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hướng dẫn số 41/HD-BTGHU ngày 01/02/2023 của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ về công tác tuyên truyền các hoạt động kỷ ... Cập nhật lúc : 10 giờ 3 phút - Ngày 3 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Chủ tịch Hồ Chí Minh , vị lãnh tụ luôn dành sự quan tâm đặc biệt sâu sắc tới các thế hệ thanh thiếu niên nhi đồng. Người đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với vận mệnh quốc gia dân tộc ... Cập nhật lúc : 7 giờ 57 phút - Ngày 2 tháng 2 năm 2023
Xem chi tiết
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên thật gần gũi, thân thương, là một biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh; những ý ... Cập nhật lúc : 7 giờ 47 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
12345678