TRƯỜNG THCS HIỆP LỰC
TÊN SÁCH GIỚI THIỆU : “ CHIẾN THẮNG BẰNG MỌI GIÁ”
Các em thân mên!
Nhân dân cả nước và nhân dân thế giới tiếc thương về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp_ Người Anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam, một vị tướng của nhân dân- trở về với đất mẹ. Để tưởng nhớ tới đại tướng mà cuộc đời ông như một huyền thoại, thư viện trường THCS Hiệp Lực xin giới thiệu cuốn sách: “ Chiến thắng bằng mọi giá” do tác giả B. Cury viết được NXB Thế giới phát hành tháng 8/2013 kỉ niệm 103 năm ngày sinh của đại tướng ngày 25/8/1911. Với 454 trang khổ sách 17 x 24 cm. Đây là cuốn sách đầy đủ nhất chi tiết nhất về đại tướng Võ Nguyên Giáp do người nước ngoài viết- một sử gia quân sự người Mĩ -mà theo ông Võ Nguyên Giáp là một “ thiên tài quân sự vĩ đại nhất thế kỉ XX và là một trong vĩ nhân của mọi thời đại”.
Ngay trang bìa cuốn sách được thiết kế rất trang trọng với hình ảnh tướng Giáp giản dị trong trang phục áo lính với nụ cười đôn hậu nhưng ánh mát sáng ngời của một vị tướng thiên tài làm kẻ thù khiếp sợ và nể phục.Bên dưới là dòng chữ : “ Chiến thắng bằng mọi giá” trên nền phông vàng đồng nổi bật.
Đến với nội dung cuốn sách chia làm 4 phần gồm 23 chương.Được bắt đầu từ hồi ức chuyến trở lại thăm Pắc Bó đã sống dậy những kỉ niệm không phai mờ trong tướng Giáp. Tác giả đã vẽ lại cuộc đời một chiến lược bậc thầy theo từng giai đoạn:
Phần 1: An Xá (1911-1940)
Phần 2: Hà Nội (1941-1946)
Phần 3: Điện Biên Phủ ( 1946-1954)
Phần 4 : Sài Gòn (1955-1991)
Ngược dòng thời gian chúng ta trở về với mảnh sân nhỏ hẹp nơi có cây dại được cắt tỉa theo hình con hổ lớn ở An Xá, Đại Phong, Lệ Thủy Quảng Bình, nơi tố tối cậu bé Giáp được mẹ kể cho những vụ án tàn bạo của thực dân Pháp xử cuộc khởi nghĩa Cần Vương trong đó có ông nội, ông ngoại của cậu, được cha đọc cho những vần thơ câu vè như Thất thủ kinh thư ...Từ bé, Võ Nguyên Giáp đã được tắm mình trong tinh thần yêu nước sục sôi.
14 tuổi, cậu bé Giáp rời quê lên trường Quốc học Huế học, rồi giác ngộ lí tưởng cách mạng, sục sôi làng căm thù giặc với tư tưởng “mỗi người dân là một người lính” để “chiến đấu đến giọt máu cuối cùng” là con đường mà ông đã chọn.
Rời Huế thân thương, thanh niên Giáp lên Hà Nội hoạt động cách mạng.
Để che giấu mình là người cách mạng ông dạy sử trường Tư thục Thăng Long, ngay từ lúc này ông đã được đồng nghiệp , học trò là Naponeong và sau này báo chí nước ngoài mệnh danh là : Naponeong đỏ. Vậy ý nghĩa của biệt danh đó là ?Nếu chưa rõ mời qúy thầy cô và các em tìm đọc trong sách từ trang 69 đến 73 sẽ rõ.
Thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em hs . Một điều thiế sót khi nói tới Tướng Giáp mà nhắc tới bà Nguyễn Minh Thái em bà Nguyễn Thị Minh Khai một người có chung lí tưởng, đẹp dịu dàng mà rất mực kiên cường. Họ gặp, yêu, rồi lấy nhau trong niềm vui có bé Hồng Anh. Nhưng “ niềm vui chưa đủ đầy gang”,ông phải sang Trung Quốc hoạt động cách mạng. Họ chia tay bên Hồ tây vào chiều thứ sáu và đây cũng là lần bên nhau cuối cùng vì vài tháng sau bà Nguyễn Quang Thái bị bắt tra tấn đến chết. Những đòn, hành động tra tấn man rợ dã man hơn thời trung cổ, nó trở thành ám ảnh mỗi khi ai đọc tới phần này. Sau này bé Hồng Anh viết “ thời gian không bao giờ xóa nhòa vết thương trong lòng ông’.
Khi nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhắc tới chiến thắng Điện Biên Phủ và ngược lại khi nhắc tới chiến thắng Điện Biên Phủ là nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông bắt đầu từ con số không đến có, từ vũ khí thô sơ để đánh bại vũ khí tối tân hiện đại nhất. Nhiều học giả trên thế giới thường hỏi là làm sao một dân tộc nhỏ bé của những người nông dân mà họ coi thường gọi là “Những người nhà quê” lại có thể đương đầu với loại vũ khí hiện đại? làm sao những người quần áo rách rưới đi dép cao su lại có thể đua tranh với những “Ông lớn” da trắng mặc quân phục dã chiến đi ủng cao su và trang bị vũ khí đến tận răng?
Và tướng Giáp đã làm được điều đó làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu. Để cho :
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Để cho “Hoa ban lại trắng vườn cam lại vàng”
Đó chính là tài thao lược sáng suốt vượt qua tầm nhìn của Đại tướng đương thời khi mà ông dám quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954 cả nước ăn mừng chiến thắng, thủ đô chờ đợi đội quân chiến thắng trở về. Vậy tại sao đến tận ngày 10 tháng 10 năm 1954 tướng Giáp và đoàn quân chủ lực 308 mới về thủ đô? Mời thầy cô và các em đón đọc cuốn sách này từ trang 301 đến 307 sẽ có câu trả lời.
Nhưng sau chiến thắng Điện Biên Phủ Việt Nam lại phải đối đầu với một kẻ thù sừng sỏ hơn, lớn mạnh hơn rất nhiều là đế quốc Mĩ . Tướng Võ Nguyên Giáp và cả nước ta phải làm sao để đánh cho Mĩ cút đánh cho Ngụy nhào.
Năm 1972 Mĩ muốn miền Bắc – hậu phương lớn cho miền Nam – nước ta trở về thời kì đổ đá bằng chiến dịch Sấm rền với phương tiện hiện đại như pháo đài bất khả chiến bại máy bay B52 ... Nhưng với súng trường thô sơ, nữ dân quân chưa học hết lớp 8 đã tìm ra quy luật bay B52 và hạ gục niềm kiêu hãnh của nước Mĩ. Đây là cơ sở tướng Giáp làm trận địa phòng không không quân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Các em có biết chị là ai và quy luật đó là gì không ạ? Nếu chưa rõ mời các đồng chí đón đọc từ trang 412 đến trang 416 của cuốn sách này sẽ rõ.
Quân ta tổng tiến công mùa xuân 1975 ông gửi tới chiến sĩ ngoài mặt trận: “ Thần tốc, thần tốc hơn nữa. táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút từng giờ xốc tới miền Nam quyết chiến và toàn thắng” nó như tiếp thêm sức mạnh để quân ta quyết thắng và đã thắng.Bắc Nam liền giải. Như kết luận cuối cùng của tác giả : “và Giáp đã thắng”.
Để có được chiến thắng, Võ Nguyên Giáp phải là người hiểu sâu sắc tâm lí người dân Việt Nam có thể vận đông, kêu gọi họ tiến hành cuộc chiến tranh thần thánh những chiến thắng kẻ thù hùng mạnh nhất trên thế giới. Tướng Giáp đã truyền cho người dân Việt Nam mà còn bất cứ người dân châu Á nào khát vọng độc lập và làm thế nào để có độc lập. Người dân yêu mến tặng ông hai câu thơ:
“Văn lo việc nước văn thành võ
Võ thấu lòng dân võ hóa văn”
Tên sách là “ Chiến thắng bằng mọi giá” nhưng không có nghĩa là cố gắng giành thắng lợi bằng bất cứ giá nào mà phải chiến thắng bằng sự khéo léo, khôn ngoan nhất, chiến thắng với sự hi sinh, tổn hại ít nhất vì trên hết; “Tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính biết tiếc với những giọt máu của chiến binh”
( Thượng tướng Trần Văn Trà).
Đây là cuốn sách do B.Cury sử gia quân sự người Mĩ viết về tướng Võ Nguyên Giáp nên tác giả có nhiều bài phân tích, mổ xẻ đánh giá theo nhiều quan điểm, nhiều góc độ; từ người thân, từ người trong cuộc, người ngoài cuộc, người cùng tuyến, người khác tuyến. Ông thẳng thừng phân tích những thất bại của tướng Giáp nhưng cuối cùng đã khẳng định: “ Tướng Giáp là chuyên gia hữu hiệu nhất về chiến tranh nhân dân’
Cuốn sách ở tủ sách tham khảo tại trường THCS Hiệp Lực, rất mong được sự đón đọc của độc giả.
Xin kính chúc quý thầy cô và các các em sức khỏe, công tác tốt.
T/M NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT BÀI
VŨ THỊ ANH PHAN THỊ THẢO